Phòng 2308, tòa CT2 , KĐT Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội

logisticsolution.com@gmail.com

Hướng dẫn kê khai C/O form VK/AK

admin
3 Tháng Tám, 2021

HƯỚNG DẪN KÊ KHAI C/O FORM VK/AK

C/O là gì

C/O là từ viết tắt của Certificate of Origin, là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. C/O là một trong những chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa: nhập khẩu mỹ phẩm, nhập khẩu thiết bị y tế, nhập khẩu thực phẩm….. Nó cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào

Có khá nhiều loại C/O, tùy từng lô hàng cụ thể (loại hàng gì, đi/đến từ nước nào…) mà bạn sẽ xác định mình cần loại mẫu nào

Đối với thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm từ Hàn Quốc, thuế nhập khẩu được xác định nếu hàng hóa đó đáp ứng đủ các điều kiện theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) hoặc Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) thì được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo biểu thuế của hiệp định. Còn nếu hàng hóa đó không đủ điều kiện thì áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi. 

Nên khi kê khai C/O cho hàng hóa là mỹ phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc thì Quý Doanh nghiệp sẽ sử dụng 02 form C/O là VK hoặc AK.

Trong đó :

VK là viết tắt của VKFTA – Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc

AK là viết tắt của AKFTA – Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc

Dưới đây là thông tin chi tiết hướng dẫn kê khai C/O form VK/AK

Bảng thuế suất nhập khẩu theo hiệp định AK và VK

Dưới đây là bảng thuế nhập khẩu mỹ phẩm từ Hàn Quốc bao gồm thuế nhập khẩu ưu đãi và thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) và Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA)

Mã hàng Mô tả hàng hóa Thuế NK ưu đãi
(%)
Form AK (AKFTA) Form VK (VKFTA)
2020 2021 2022 Nước không được hưởng ưu đãi 2020 2021 2022
33.04 Mỹ phẩm hoặc các chế phẩm để trang điểm và các chế phẩm dưỡng da (trừ dược phẩm), kể cả các chế phẩm chống nắng hoặc bắt nắng; các chế phẩm dùng cho móng tay hoặc móng chân.
3304.10.00 – Chế phẩm trang điểm môi 20 20 5 5 20 5 5
3304.20.00 – Chế phẩm trang điểm mắt 22 20 5 5 20 5 5
3304.30.00 – Chế phẩm dùng cho móng tay và móng chân 22 20 5 5 8,8 6,6 4,4
– Loại khác:
3304.91.00 – – Phấn, đã hoặc chưa nén 22 20 5 5 10 7,5 5
3304.99 – – Loại khác:
3304.99.20 – – – Kem ngăn ngừa mụn trứng cá 10 20 5 5 4 3 2
3304.99.30 – – – Kem và dung dịch (lotion) bôi mặt hoặc bôi da khác 20 20 5 5 8 6 4
3304.99.90 – – – Loại khác 20 20 5 5 8 6 4
3401.30.00 – Các sản phẩm và chế phẩm hữu cơ hoạt động bề mặt dùng để làm sạch da, dạng lỏng hoặc dạng kem và đã được đóng gói để bán lẻ, có hoặc không chứa xà phòng 27 20 5 5 20 5 5

 

Xem ngay: Tổng hợp Mã HS và Biểu thuế nhập khẩu mỹ phẩm

Hướng dẫn kê khai C/O form VK và AK

Hướng dẫn kê khai C/O form AK

(ban hành kèm theo Thông tư số 20/2014/TT-BCT ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc)

C/O mẫu AK phải được khai bằng tiếng Anh và in bằng máy in hoặc bằng các loại máy đánh chữ khác (trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 15 dưới đây). Nội dung khai phải phù hợp với các chứng từ quy định tại Thông tư này.

Nội dung kê khai C/O form AK cụ thể như sau:

1. Ô số 1: ghi tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu mỹ phẩm.

2. Ô số 2: ghi tên người nhận hàng, địa chỉ, tên quốc gia nhập khẩu mỹ phẩm.

3. Ô trên cùng bên phải về việc ghi số tham chiếu (do Tổ chức cấp C/O ghi). Số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau:

a) Nhóm 1: tên nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 ký tự là “VN”;

b) Nhóm 2: tên nước thành viên nhập khẩu là các nước thành viên thuộc khối ASEAN – Hàn Quốc, gồm 02 ký tự như sau:

BN: Bru-nây MY: Ma-lai-xi-a

KH: Cam-pu-chia MM: Mi-an-ma

ID: In-đô-nê-xi-a PH: Phi-lip-pin

KR: Hàn Quốc SG: Xin-ga-po

LA: Lào TH: Thái Lan

c) Nhóm 3: năm cấp C/O, gồm 02 ký tự. Ví dụ: cấp năm 2014 sẽ ghi là “14”;

d) Nhóm 4: tên Tổ chức cấp C/O, gồm 02 ký tự. Danh sách các Tổ chức cấp C/O được quy định cụ thể tại Phụ lục VIII. Danh sách này được Bộ Công Thương cập nhật thường xuyên khi có sự thay đổi về các Tổ chức cấp C/O;

đ) Nhóm 5: số thứ tự của C/O, gồm 05 ký tự;

e) Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có gạch ngang “-”. Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”.

Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hà Nội cấp C/O mang số thứ 8 cho một lô hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc trong năm 2014 thì cách ghi số tham chiếu của C/O này sẽ là: VN-KR 14/01/00008.

g) Tại phần được cấp tại, ghi “VIET NAM”.

4. Ô số 3: ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu và tên cảng dỡ hàng).

5. Ô số 4: cơ quan Hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu √ vào ô thích hợp.

6. Ô số 5: số thứ tự các mặt hàng (nhiều mặt hàng ghi trên một C/O, mỗi mặt hàng có một số thứ tự riêng).

7. Ô số 6: ký hiệu và số hiệu của kiện hàng.

8. Ô số 7: số kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hoá (bao gồm số lượng và mã HS của nước nhập khẩu).

9. Ô số 8: ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa:

Hàng hóa được sản xuất tại nước ghi đầu tiên ở ô số 11 của C/O: Điền vào ô số 8

(a) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu “WO”

(b) Hàng hóa đáp ứng khoản 1, Điều 4 của Phụ lục I “CTH” hoặc “RVC 40%”

(c) Hàng hóa đáp ứng Quy tắc cụ thể mặt hàng (Phụ lục II)

– Chuyển đổi mã số hàng hóa

– Xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của bất cứ nước thành viên nào

– Hàm lượng giá trị khu vực

– Hàm lượng giá trị khu vực + Chuyển đổi mã số hàng hóa

– Công đoạn gia công chế biến cụ thể

– “CTC”

– “WO-AK”

– Ghi hàm lượng giá trị khu vực hàng hóa có xuất xứ cần đạt (ví dụ “RVC 45%”)

– Ghi tiêu chí kết hợp hàng hóa có xuất xứ cần đạt (ví dụ “CTH + RVC 40%”)

– Ghi “Specific Processes”

(d) Hàng hóa đáp ứng Điều 6 của Phụ lục I Ghi “Rule 6”

10. Ô số 9: trọng lượng cả bì của hàng hoá (hoặc số lượng khác) và trị giá FOB chỉ khi áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (RVC).

11. Ô số 10: Số và ngày của hoá đơn thương mại.

12. Ô số 11:

– Dòng thứ nhất ghi chữ “VIET NAM”.

– Dòng thứ hai ghi đầy đủ tên nước nhập khẩu bằng chữ in hoa.

– Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O, chữ ký của người đề nghị cấp C/O.

13. Ô số 12: dành cho cán bộ Tổ chức cấp C/O ghi: ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký của cán bộ cấp C/O, con dấu của Tổ chức cấp C/O.

14. Ô số 13:

– Đánh dấu √ vào ô “Third Country Invoicing” trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một nước thứ ba không phải là nước thành viên, hoặc bởi một người xuất khẩu thay mặt cho công ty đó. Các thông tin như tên và nước của công ty phát hành hóa đơn nêu trên cần ghi vào ô số 7.

– Đánh dấu √ vào ô “Back-to-Back CO” trong trường hợp Tổ chức cấp C/O của nước trung gian cấp C/O giáp lưng theo Điều 7 của Phụ lục V.

– Đánh dấu √ vào ô “Exhibition” trong trường hợp hàng hóa gửi từ nước thành viên xuất khẩu để tham gia triển lãm tại một nước khác và được bán trong quá trình triển lãm hoặc sau triển lãm để nhập khẩu vào một nước thành viên theo Điều 20 của Phụ lục V, đồng thời ghi tên và địa chỉ của nơi triển lãm vào ô số 2.

15. Các hướng dẫn khác:

– Trong trường hợp có nhiều mặt hàng khai trên cùng một C/O, nếu mặt hàng nào không được hưởng ưu đãi thuế quan, cơ quan Hải quan đánh dấu thích hợp vào ô số 4 và mặt hàng đó cần được khoanh tròn hoặc đánh dấu thích hợp tại ô số 5.

– Ô số 13 có thể được đánh dấu √ bằng bút mực không phải là màu đỏ hoặc in bằng máy in hoặc bằng các loại máy đánh chữ khác.

16. Tờ khai bổ sung C/O:

Trường hợp sử dụng Tờ khai bổ sung C/O như mẫu quy định tại Phụ lục VI-B để khai nhiều mặt hàng vượt quá trên một C/O:

– Ghi số tham chiếu (do Tổ chức cấp C/O ghi) trên Tờ khai bổ sung C/O giống như số tham chiếu của C/O ban đầu.

– Khai các ô từ ô số 5 – 12 tương tự hướng dẫn từ khoản 6 – 13 dẫn trên. Thông tin tại các ô số 11 và 12 phải được thể hiện giống như trên C/O ban đầu.

– Ghi số trang nếu sử dụng từ 02 (hai) Tờ khai bổ sung C/O trở lên.

Ví dụ: page 1 of 3, page 2 of 3, page 3 of 3.

– Đóng dấu giáp lai (do Tổ chức cấp C/O đóng) trên C/O ban đầu và Tờ khai bổ sung C/O kèm theo./.

Hướng dẫn kê khai C/O form VK

Xem ngay : Quy trình nhập khẩu mỹ phẩm từ Hàn Quốc

 

Nội dung kê khai C/O form VK cụ thể như sau:

– Ô số 1 (hàng hóa được gửi từ): ghi tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu. khóa học xuất nhập khẩu thực tế tphcm

– Ô số 2 (hàng hóa được gửi đến): ghi tên người nhận hàng, địa chỉ, tên quốc gia nhập khẩu mỹ phẩm.

– Ô trên cùng bên phải (số tham chiếu C/O): Số tham chiếu của C/O do Việt Nam cấp gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau:

Nhóm 1: tên nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 ký tự là “VN”;

Nhóm 2: tên nước thành viên nhập khẩu là Hàn Quốc, gồm 02 ký tự là “KR”

Nhóm 3: năm cấp C/O, gồm 02 ký tự. Ví dụ: cấp năm 2015 sẽ ghi là “15”;

Nhóm 4: tên Tổ chức cấp C/O, gồm 02 ký tự. Danh sách các Tổ chức cấp C/O được quy định cụ thể tại Phụ lục IX. Danh sách này được Bộ Công Thương cập nhật thường xuyên khi có sự thay đổi về các Tổ chức cấp C/O; điều kiện học kế toán trưởng

Nhóm 5: số thứ tự của C/O, gồm 05 ký tự; cách lập báo cáo kết quả kinh doanh

Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có gạch ngang “-”. Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”.

Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hà Nội cấp C/O mẫu VK mang số thứ 9 cho một lô hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc trong năm 2015 thì cách ghi số tham chiếu của C/O này sẽ là: VN-KR 15/01/00009. khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn

Tại phần được cấp tại, ghi “VIET NAM”.

– Ô số 3 (ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải và cảng dỡ hàng): ghi ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu) và tên cảng dỡ hàng. phân tích tài chính

– Ô số 4 (dành cho cơ quan có thẩm quyền): cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu đánh dấu (√) vào ô thích hợp khi cơ quan này xét cho hưởng ưu đãi thuế quan đặc biệt theo Hiệp định VKFTA.

– Ô số 5 (số thứ tự các mặt hàng): ghi số thứ tự cho từng mặt hàng riêng biệt. Nhiều mặt hàng có thể ghi trên cùng một C/O.

– Ô số 6 (ký hiệu và số hiệu của kiện hàng): ghi ký hiệu và số hiệu trên bao bì của kiện hàng.

– Ô số 7 (số lượng kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa, mã HS hàng hóa): ghi số lượng kiện hàng, loại kiện hàng, tên hàng hoá, mã HS hàng hóa của nước nhập khẩu. Mã HS phải được ghi ít nhất 6 số đầu tiên. khóa học tài chính doanh nghiệp

– Ô số 8 (tiêu chí xuất xứ): ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa theo hướng dẫn dưới đây: Hàng hóa được sản xuất tại nước thành viên xuất khẩu ghi ở ô số 11 của C/O: Điền vào ô số 8

a) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu theo quy định tại Điều 3, Phụ lục I: “WO” học xuất nhập khẩu ở hà nội

b) Hàng hóa đáp ứng Quy tắc cụ thể mặt hàng theo quy định tại Điều 5, Phụ lục I: – Chuyển đổi mã số hàng hóa: “CTC” – Hàm lượng giá trị khu vực: Ghi hàm lượng giá trị khu vực mà hàng hóa có xuất xứ cần đạt (ví dụ: “RVC 45%”). – Hàm lượng giá trị khu vực + Chuyển đổi mã số hàng hóa: Ghi tiêu chí kết hợp mà hàng hóa có xuất xứ cần đạt (ví dụ: “CTH + RVC 40%”). – Công đoạn gia công chế biến cụ thể: “Specific Processes”. học thanh toán quốc tế ở đâu

c) Hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu chỉ từ những nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam hoặc Hàn Quốc theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 2 Phụ lục I: “PE”.

d) Hàng hóa đáp ứng Điều 6 Phụ lục I: Ghi “Article 3.5”

– Ô số 9 (trọng lượng cả bì của hàng hoá hoặc số lượng khác và trị giá lô hàng): ghi trọng lượng cả bì hoặc số lượng khác và trị giá FOB của lô hàng chỉ khi hàng hóa áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (RVC).

– Ô số 10 (số và ngày của hoá đơn thương mại): ghi số và ngày của hóa đơn thương mại.

– Ô số 11 (xác thực của người xuất khẩu hoặc nhà sản xuất): học kế toán thực tế ở đâu tốt nhất hà nội

a) Dòng thứ nhất ghi chữ “VIET NAM”.

b) Dòng thứ hai ghi đầy đủ tên tiếng Anh của nước thành viên nhập khẩu bằng chữ in hoa (ví dụ: “KOREA”).

c) Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O, tên và chữ ký của người đề nghị cấp C/O, con dấu và tên công ty của người đề nghị cấp C/O. khóa học kỹ năng mềm tại tphcm

– Ô số 12 (chứng thực của Tổ chức cấp C/O): ghi ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký và tên đầy đủ của cán bộ cấp C/O, con dấu của Tổ chức cấp C/O.

– Ô số 13 (chú thích):

a) Ghi “Non-Party Invoicing” trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành tại lãnh thổ của một nước không phải là nước thành viên. Các thông tin như tên và nước của công ty phát hành hóa đơn nước thứ ba phải ghi vào ô số 13.

Với nhiều năm kinh nghiệm làm Thủ tục hải quan, kê khai C/O form VK/AK khi nhập khẩu mỹ phẩm từ Hàn Quốc . Logistics Solution sẽ giúp Quý Doanh nghiệp nhập khẩu mỹ phẩm một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chi tiết

Hotline: 0913 278 430

Bài viết khác

Để lại thông tin nhận báo giá

    0974 595 880