Phòng 2308, tòa CT2 , KĐT Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội

logisticsolution.com@gmail.com

CBM là gì – Cách tính CBM trong cước vận chuyển

admin
4 Tháng Tám, 2021

CÁCH TÍNH SỐ KHỐI HÀNG HOÁ

CBM trong vận chuyển hàng hóa là gì?

CBM là gì? CBM là từ viết tắt của từ tiếng Anh “Cubic Meter” hay còn gọi là mét khối (m3) – Là ký hiệu thường dùng trong lĩnh vực vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa. Dịch vụ vận chuyển đường hàng không, đường bộ, đường thủy dùng CBM để đo khối lượng, kích thước của lô, kiện hàng từ đó tính chi phí cước vận chuyển hàng hóa.

Với những lô hàng nhập khẩu, kiện hàng có kích thước cồng kềnh, Nhà vận chuyển sẽ quy đổi CBM (m3) sang trọng lượng (kg) để áp dụng đơn giá vận chuyển chuyển

Công thức tính CBM thế nào?

Đầu tiên chúng ta cần đo 3 chiều của thùng hàng gồm: chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Đơn vị đo có thể là mét (m) hoặc Centimet (cm). Tương ứng với đơn vị đo kích thước là mét hoặc centimet chúng ta sẽ áp dụng công thức tương ứng bên dưới.

Nếu đơn vị đo là mét (m)

Công thức : Số khối (CBM) = (Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao) x Số lượng kiện

Nếu đơn vị đo là centimet (cm)

Số khối (CBM) = (Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao) x Số lượng kiện / 1.000.000

Tỉ lệ quy đổi CBM sang KG

Đối với các phương thức vận chuyển khác nhau sẽ có cách quy đổi CBM sang kg khác nhau. Dưới đây là hằng số quy ước trọng lượng đối với từng cách thức vận chuyển

  • Đường hàng không: 1 CBM = 167 Kg
  • Đường bộ: 1 CBM = 333 kg
  • Đường biển : 1 CBM = 1000 kg

Lưu ý: Tùy lô hàng sẽ được tính chi phí cước vận chuyển theo CBM hay KG

Lợi ích của việc đo CBM

  • Số khối ( CBM ) trong vận chuyển đường biển và hàng không đóng vai trò rất quan trọng.
  • Nó giúp người vận chuyển tính được lượng hàng cần vận chuyển trong một chuyến.
  • Ngoài ra số khối giúp người vận chuyển sắp xếp vị trí hàng hóa trong container hoặc trong khoang máy bay sao cho ít tốn không gian nhất nhằm chở được nhiều hàng nhất trong một chuyến.

 

Xem ngay : Công cụ quy đổi kích thước

 

Cách tính CBM (cước vận chuyển hàng hóa)

1.Trong vận chuyển đường biển (Sea)

So sánh Trọng lượng thể tích và tổng trọng lượng lô hàng, giá trị nào lớn hơn thì sẽ được lấy làm giá trị tính cước phí vận chuyển hàng hóa

VÍ DỤ1 Lô hàng bao gồm 10 kiện với các thông số dưới đây:

– Kích thước của mỗi kiện: 120cm x 100cm x 150cm
– Trọng lượng của mỗi kiện: 800kgs /kiện

Bước 1: Tính tổng trọng lượng của lô hàng:

Tổng trọng lượng của lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 800Kg (trọng lượng mỗi kiện) = 8.000 kg.

Bước 2: Tính thể tích của lô hàng: (số kiện hàng x thể tích kiện hàng)

Thể tích của một kiện hàng = (120 x 100 x 150)/1000000 = 1,8 cbm (m3)

Tổng thể tích lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 1,8 (thể tích 1 kiện hàng) = 18 cbm

Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của lô hàng: ( tổng thể tích lô hàng x hằng số trọng lượng thể tích)

Hằng số quy ước trọng lượng thể tích trong vận chuyển đường biển : 1 CBM = 1000 Kg

Trọng lượng thể tích của lô hàng = 18 cbm * 1000kg/cmb = 18.000 kg

Bước 4: So sánh Tổng trọng lượng với Trọng lượng thể tích của Lô hàng

Tổng trọng lượng của lô hàng = 8.000 kg.
Trọng lượng thể tích của lô hàng = 18.000 kg
==> Trọng lượng thể tích lớn hơn(>) trọng lượng thực tế nên chọn trọng lượng thể tích 18.000 kg làm trọng lượng tính cước cho lô hàng

 

2.Trong vận chuyển đường hàng không (Air)

Tương tự với vận chuyển đường biển, trong vận chuyển đường hàng không cũng so sánh Trọng lượng thể tích và tổng trọng lượng lô hàng, giá trị nào lớn hơn thì sẽ được lấy làm giá trị tính cước phí vận chuyển hàng hóa, nhưng khác hằng số quy ước trọng lượng thể tích. Hãy theo dõi ví dụ cụ thể dưới đây để thấy sự khác biệt

VÍ DỤ1 Lô hàng bao gồm 10 kiện với các thông số dưới đây:

– Kích thước của mỗi kiện: 50cm x 60cm x 50cm
– Trọng lượng của mỗi kiện: 100kgs /kiện

Bước 1: Tính tổng trọng lượng của lô hàng:

Tổng trọng lượng của lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 100Kg (trọng lượng mỗi kiện) = 1.000 kg.

Bước 2: Tính thể tích của lô hàng: (số kiện hàng x thể tích kiện hàng)

Thể tích của một kiện hàng = (50 x 60 x 50)/1000000 = 0,15 cbm (m3)

Tổng thể tích lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 0,15 (thể tích 1 kiện hàng) = 1,5 cbm

Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của lô hàng: ( tổng thể tích lô hàng x hằng số trọng lượng thể tích)

Hằng số quy ước trọng lượng thể tích trong vận chuyển đường hàng không : 1 CBM = 167 Kg

Trọng lượng thể tích của lô hàng = 1,5 cbm * 167kg/cmb = 250,5 kg

Bước 4: So sánh Tổng trọng lượng với Trọng lượng thể tích của Lô hàng

Tổng trọng lượng của lô hàng = 1.000 kg.
Trọng lượng thể tích của lô hàng = 250,5 kg
==> Trọng lượng thể tích nhỏ hơn(<) trọng lượng thực tế nên chọn trọng lượng thực tế 1.000 kg làm trọng lượng tính cước cho lô hàng

 

3.Trong vận chuyển đường bộ (Road)

Cũng giống với vận chuyển đường biển và đường hàng không cũng so sánh Trọng lượng thể tích và tổng trọng lượng lô hàng, giá trị nào lớn hơn thì sẽ được lấy làm giá trị tính cước phí vận chuyển hàng hóa, nhưng Hằng số quy ước trọng lượng thể tích của đường bộ là 333kg/cbm

VÍ DỤ1 Lô hàng bao gồm 10 kiện với các thông số dưới đây:

– Kích thước của mỗi kiện: 150cm x 120cm x 150cm
– Trọng lượng của mỗi kiện: 500kgs /kiện

Bước 1: Tính tổng trọng lượng của lô hàng:

Tổng trọng lượng của lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 500Kg (trọng lượng mỗi kiện) = 5.000 kg.

Bước 2: Tính thể tích của lô hàng: (số kiện hàng x thể tích kiện hàng)

Thể tích của một kiện hàng = (150 x 120 x 150)/1000000 = 2,7 cbm (m3)

Tổng thể tích lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 2,7 (thể tích 1 kiện hàng) = 27 cbm

Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của lô hàng: ( tổng thể tích lô hàng x hằng số trọng lượng thể tích)

Hằng số quy ước trọng lượng thể tích trong vận chuyển đường bộ : 1 CBM = 333 Kg

Trọng lượng thể tích của lô hàng = 27 cbm * 333kg/cmb = 8.991 kg

Bước 4: So sánh Tổng trọng lượng với Trọng lượng thể tích của Lô hàng

Tổng trọng lượng của lô hàng = 5.000 kg.
Trọng lượng thể tích của lô hàng = 8.991 kg
==> Trọng lượng thể tích lớn hơn(<) trọng lượng thực tế nên chọn trọng lượng thể tích 8.991 kg làm trọng lượng tính cước cho lô hàng

HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG CÔNG CỤ QUY ĐỔI KÍCH THƯỚC TỰ ĐỘNG

Điền Chiều Dài, Chiều rộng, Chiều cao của lô hàng

Số lượng của Lô hàng

  • Nếu Lô hàng có nhiều kích thước khác nhau, bạn có thể Click nút “THÊM” để thêm giá trị

Click “QUY ĐỔI” để ra kết quả

Ví dụ : 1 lô hàng có số lượng : 10 kiện, kích thước của mỗi kiện là : Chiều dài : 50cm, Chiều rộng 65cm, Chiều cao 50cm

– Nếu vận chuyển đường biển xem kết quả số khối là ( CBM ): 1.63

– Nếu vận chuyển đường hàng không xem kết quả là ( KGS ) : 270.84

Bài viết khác

Để lại thông tin nhận báo giá

    0974 595 880