Tóm tắt nội dung
THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỰC PHẨM BỔ SUNG
Với nền kinh tế phát triển như hiện nay, thực phẩm bổ sung ( thực phẩm chức năng) không còn xa lạ với người tiêu dùng. Thực phẩm bổ sung với tên tiếng anh là (Supplemented Food) được làm chủ yếu bởi các nguyên liệu tự nhiên, organic…có tác dụng về mặt dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho cơ thể, bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết giúp cân bằng và đảm bảo dưỡng chất cho cơ thể, giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Ngoài ra thực phẩm bổ sung còn có tác dụng hỗ trợ làm đẹp được chiết xuất từ lựu đỏ, tảo… Đối với những Cá nhân/ Doanh nghiệp đang muốn tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu thực phẩm bổ sung hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Logistics Solution để thủ tục được đơn giản hơn
– – – –
Một số thông tin cần biết khi làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm bổ sung
Thực phẩm bổ sung có bị cấm nhập khẩu hay không
Căn cứ Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu tại Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài” thì “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe” không thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Vì vậy, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm bổ sung như hàng hóa theo quy định.
Nhập khẩu thực phẩm bổ sung cần giấy phép gì?
Sản phẩm thực phẩm bổ sung thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ y tế, khi Cá nhân/Doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm bổ sung cần thực hiện công bố hợp quy (công bố thực phẩm bổ sung) và đăng ký kiểm tra chất lượng An toàn thực phẩm để thông quan hải quan
Thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm
Hồ sơ gồm có:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS – Certificate of Free Sale) hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu (CE – Certificate of Exportation) và giấy chứng nhận sức khỏe (HC – Health Certificate)
- Tài liệu chứng minh công dụng
- Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm tại các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam
- Giấy chứng nhận HACCP hoặc giấy chứng nhận ISO 22000/2005 (nếu có)
Thủ tục nhập khẩu thực phẩm bổ sung
Để làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm bổ sung về Việt Nam, Quý doanh nghiệp cần làm 5 bước sau:
Bước 1: Công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Bước 2: Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm khi làm thủ tục nhập khẩu thực phẩm bổ sung vào Việt Nam.
Bước 3: Khai báo hải quan và nộp tờ khai hải quan kèm theo giấy đăng ký đã được phê duyệt
Bước 4: Làm thủ tục hải quan và đưa thực phẩm bổ sung về kho.
Bước 5: Sau khi kiểm tra, nếu kết quả đạt yêu cầu, Cá nhân/ Doanh nghiệp nộp kết quả cho Cục Hải quan để làm thủ tục hải quan. Nếu kết quả không đạt yêu cầu thì hàng hóa thực phẩm bổ sung của Cá nhân/ Doanh nghiệp sẽ không được thông quan, tức là hàng hóa của bạn phải xuất khẩu hàng hóa đó trở lại
Mã HS thực phẩm bổ sung
Mã HS thực phẩm bổ sung có mã hs 21069072 – Thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác
Chi tiết:
Phần IV: THỰC PHẨM CHẾ BIẾN; ĐỒ UỐNG, RƯỢU MẠNH VÀ GIẤM; THUỐC LÁ VÀ CÁC LOẠI NGUYÊN LIỆU THAY THẾ THUỐC LÁ ĐÃ CHẾ BIẾN | |
Chương 21: Các chế phẩm ăn được khác | |
2106 | – Các chế phẩm thực phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác. |
210690 | – Loại khác: |
– Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (food supplements) khác; hỗn hợp vi chất để bổ sung vào thực phẩm: | |
21069072 | – Thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác |
Thuế nhập khẩu thực phẩm bổ sung
Các loại thuế phải nộp khi nhập khẩu thực phẩm bổ sung có mã HS 21069072 vào Việt Nam:
- Thuế giá trị gia tăng (VAT)
- Thuế nhập khẩu thông thường
- Thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Thực phẩm bổ sung có mức thuế nhập khẩu ưu đãi: 15% . Nếu nhập khẩu thực phẩm bổ sung từ các nước có hiệp định ưu đãi thuế đặt biệt, có C/O tương ứng dưới đây có thể được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt chỉ 0%
LOẠI THUẾ | THUẾ SUẤT % | CĂN CỨ PHÁP LÝ |
Thuế giá trị gia tăng (VAT) | 10% | 83/2014/TT-BTC |
Thuế nhập khẩu thông thường | 22.5% | 45/2017/QĐ-TTg |
Thuế nhập khẩu ưu đãi | 15% | 57/2020/NĐ-CP |
Form E Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Trung Quốc (ACFTA) |
0% | 153/2017/NĐ-CP |
Form D Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean (ATIGA) |
0% | 156/2017/NĐ-CP |
Form AJ Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Nhật Bản (AJCEP) |
0% | 160/2017/NĐ-CP |
Form VJ Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) |
0% | 155/2017/NĐ-CP |
Form AK Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Hàn Quốc (AKFTA) |
0% | 157/2017/NĐ-CP |
Form AANZ Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Úc – New di lân (AANZFTA) |
0% | 158/2017/NĐ-CP |
Form AI Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Ấn độ (AIFTA) |
6% | 159/2017/NĐ-CP |
Form VK Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) |
0% | 149/2017/NĐ-CP |
Form VC Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam và Chi Lê (VCFTA) |
4% | 154/2017/NĐ-CP |
Form EAV Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu và các nước thành viên (VN-EAEU FTA) |
0% | 150/2017/NĐ-CP |
Form CPTPP Thuế nhập khẩu ưu đãi ưu đãi đặc biệt CPTPP (Mexico) |
6% | 57/2019/NĐ-CP |
Form CPTPP Thuế nhập khẩu ưu đãi ưu đãi đặc biệt CPTPP (Australia, Canada, Japan, New Zealand, Singapore, Vietnam) |
3% | 57/2019/NĐ-CP |
Form AHK Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Hồng Kông, Trung Quốc (AHKFTA) |
07/2020/NĐ-CP | |
Form EUR1 Thuế nhập khẩu ưu đãi ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Liên minh EU (EVFTA) |
10% | 111/2020/NĐ-CP |
>>>>> Xem thêm : THUẾ ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT 2021 [TẠI ĐÂY]
Thủ tục hải quan nhập khẩu thực phẩm bổ sung
Thực hiện theo Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015. Hồ sơ hải quan đối với nhập khẩu thực phẩm bổ sung bao gồm:
a) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
b) Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
c) Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.
đ) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành (nếu có) theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
e) Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
f) Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, trong đó ghi rõ giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế giá trị gia tăng (đối với trường hợp nhập khẩu uỷ thác): nộp 01 bản chụp;
Trên đây là những thủ tục nhập khẩu thực phẩm bổ sung mà Cá nhân/Quý doanh nghiệp khi mới lần đầu nhập khẩu thực phẩm bổ sung cần lưu ý. Để cập nhật mới nhất những thông tin và được tư vấn cụ thể vui lòng liên hệ với Logistics Solution
Hotline: 0913 278 430
>>>>> Xem thêm:
Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng 2021
Nhập khẩu thực phẩm chức năng cần giấy tờ gì
Thủ tục hải quan nhập khẩu thực phẩm chức năng
Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng
Thủ tục nhập khẩu nước uống collagen
Mã HS của thực phẩm chức năng dạng nước