THỦ TỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT XUẤT KHẨU
Thủ tục Kiểm dịch thực vật xuất khẩu cũng tương tự thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu để đảm bảo không có lây lan sâu bệnh theo đường xuất nhập khẩu , cũng như để chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch để có thể xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.
DANH MỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT XUẤT KHẨU
Dưới đây là 07 danh mục thực vật thuộc diện phải làm thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu theo quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/9/2014 và thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT ở mục số 11 để biết chính xác hàng hóa của các bạn thuộc vào danh mục hàng hóa nào. Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam
- Cây và các bộ phận còn sống của cây.
- Sản phẩm của cây, gồm: Các loại củ, quả, hạt, hoa, lá, thân, cành, gốc, rễ, vỏ cây; Các loại tấm, cám, khô dầu, sợi tự nhiên dạng thô, xơ thực vật; Bột, tinh bột có nguồn gốc thực vật (trừ bột nhào, tinh bột biến tính); Cọng thuốc lá, thuốc lá sợi, thuốc lào sợi, men thức ăn chăn nuôi, bông thô, phế liệu bông, rơm, rạ và thực vật thủy sinh; Gỗ tròn, gỗ xẻ, pallet gỗ, mùn cưa, mùn dừa; Nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật; Giá thể trồng cây có nguồn gốc thực vật.
- Các loại nấm (trừ nấm ở dạng muối, đông lạnh, đóng hộp, nấm men).
- Kén tằm, gốc rũ kén tằm và cánh kiến.
- Các loại côn trùng, nhện, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, virus, phytoplasma, viroids và cỏ dại phục vụ cho công tác giám định, tập huấn, phòng trừ sinh học và nghiên cứu khoa học.
- Phương tiện vận chuyển, bảo quản vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
- Các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật sẽ do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quyết định.
Trường hợp Quý doanh nghiệp muốn xuất khẩu những vật thể không thuộc Danh mục nêu trên sẽ được thực hiện kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của nước Nhập khẩu và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập.
Đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đã Nhập khẩu vào Việt Nam trước ngày 01/01/2015 mà chưa thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại thì cơ quan kiểm dịch thực vật của nước XK phải cung cấp thông tin cho Cục Bảo vệ thực vật theo quy định để phân tích nguy cơ dịch hại. Căn cứ vào kết quả phân tích nguy cơ dịch hại, Cục Bảo vệ thực vật bổ sung các biện pháp kiểm dịch thực vật cần thiết để ngăn chặn có hiệu quả các đối tượng kiểm dịch thực vật.
– – – – – – – – – –
THỦ TỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT XUẤT KHẨU
Hướng dẫn khai báo kiểm dịch thực vật xuất khẩu
Các bước khai báo kiểm dịch thực vật xuất khẩu:
Bước 1: Đầu tiên bạn phải truy cập trang web https://khaibaohoso.vnsw.gov.vn/ và đăng ký kiểm dịch thực vật.
Nếu bạn chưa có tài khoản thì Quý doanh nghiệp có thể lên đăng ký tài khoản tại phòng đăng ký tài khoản mới của cơ quan kiểm dịch. Tại đó Quý doanh nghiệp được phát 02 loại giấy tờ: Phiếu đăng kí tài khoản và Giấy đăng kí kiểm dịch
Bước 2: Tiếp đó cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ.
Hồ sơ đăng kí bao gồm:
- Giấy đăng kí kiểm dịch thực vật ( Theo mẫu. Tải GIẤY ĐĂNG KÍ KIỂM DỊCH THỰC VẬT )
- Hợp đồng mua bán hàng hóa
- Vận đơn, Invoice, Packing List
- Giấy ủy quyền của nhà sản xuất
- Mẫu của lô hàng cần kiểm dịch thực vật
Bước 3: Tiến hành kiểm tra lô hàng có hai loại kiểm tra là kiểm tra sơ bộ đối với những lô hàng đã có giấy chứng nhận của quốc tế và kiểm tra chi tiết đối với các lô hàng lần đầu xuất khẩu hoặc đã từng sai phạm trước đó.
- Kiểm tra sơ bộ: chỉ kiểm tra sơ qua bằng mắt thường để phát hiện các sinh vật, côn trùng bám vào lô hàng hoặc phương tiện vận chuyển.
- Kiểm tra chi tiết: là kiểm tra toàn bộ và lấy mẫu sản phẩm đem đi kiểm định.
Lưu ý:
Nếu sản phẩm xuất khẩu có thể đem mẫu lên được Cục kiểm dịch thực vật, bộ phận tiếp nhận sẽ kiểm tra hồ sơ cùng với mẫu. Nếu hồ sơ hợp lệ, bộ phận tiếp nhận sẽ ký xác nhận và gửi hồ sơ về nơi đã đăng kí
Nếu không mang mẫu sản phẩm xuất khẩu hoặc có điều bất thường thì bộ phận tiếp nhận sẽ cử bộ phận giám sát tại cảng nơi lô hàng chờ xuất tới kiểm tra. Bộ phận giám sát sẽ kiểm tra thực tế hàng hóa và trả số tiếp nhận trực tiếp cho Quý doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền
Sau khi Quý khách hàng tiến hành khai báo thông tin của lô hàng xuất khẩu qua website của Chi cục kiểm dịch thực vật. Trong vòng 1 ngày, cơ quan kiểm dịch sẽ gửi lại bản nháp chứng thư qua email cho Quý doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền
Bước 4: Nộp hồ sơ hoàn chỉnh để lấy chứng thư
Bản nháp chứng thư, kiểm tra và xác nhận với bên Shipper/ Consignee. Nếu cần chỉnh sửa, sửa trực tiếp lên bản nháp chứng thư đã nhận trước đó rồi gửi bộ hồ sơ hoàn chỉnh lên Chi cục kiểm dịch thực vật trong vòng 24 – 48 tiếng
Hồ sơ bao gồm:
- Số tiếp nhận có chữ ký của nhân viên giám sát và bộ phận tiếp nhận
- Hồ sơ ban đầu nộp để đăng ký
- Bản nháp chứng thư đã được khai báo qua mạng
- Vận đơn chứa thông tin chính xác nhất và được xác nhận từ Nhà sản xuất
- Hóa đơn thương mại, bảng kê chi tiết hàng hóa
Bước 5: Cơ quan kiểm dịch thực vật tiếp nhận, kiểm tra tính xác thực, hợp lệ của hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu. Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. (Giấy kiểm dịch thực vật sẽ được cấp sau 1 ngày nếu có sai sót thì cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ thông báo).
– – – – – – – – – –
LỆ PHÍ KIỂM DỊCH THỰC VẬT XUẤT KHẨU
Lệ phí kiểm dịch thực vật xuất khẩu còn tùy thuộc vào từng loại hàng hóa tuy nhiên giá thông thường sẽ không quá 150.000 VNĐ/ Hồ sơ
– – – – – – – – – –
XIN GIẤY KIỂM DỊCH THỰC VẬT Ở ĐÂU
Địa chỉ các cơ quan tiếp nhận thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu:
2 Trần Quang Khải, TP.Hải Phòng.
28 Mạc Đĩnh Chi, Đa Kao, Q.1, TP.HCM.
146 Hoàng Diệu, TP. Đà Nẵng.
66 Lê Hồng Phong,TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
149 Hồ Đắc Di, Đống Đa, TP. Hà Nội.
28 Trần Phú, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An.
98B Ngô Quyền, phường Đông Kinh, TP. Lạng Sơn.
007 Nguyễn Huệ, TP. Lào Cai.
386B CMT8, TP. Cần Thơ.
– – – – – – – – – –
LƯU Ý VỀ QUY ĐỊNH LÀM KDTVXK
- Các nước xuất khẩu phải nằm trong danh sách các quốc gia được phép xuất khẩu.
- Các sản phẩm phải nằm trong danh mục được phép xuất khẩu.
- Mọi lô hàng đều phải được kiểm tra tại biên giới theo chỉ định của nước xuất khẩu.
- Các sản phẩm có nguồn gốc động vật phải được sản xuất tại các cơ sở chế biến đã được nước xuất khẩu đồng thuận.
- Động vật và các sản phẩm có nguồn gốc động vật phải có giấy chứng nhận chất lượng và giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu mà Logistics Solution muốn gửi tới Quý doanh nghiệp đã, đang và sắp có lô hàng muốn xuất khẩu. Để được tìm hiểu và tư vấn thêm về từng lô hàng, Quý doanh nghiệp đừng ngại ngần liên hệ ngay với Logistics Solution
Hotline: 0913 278 430